
Thành phần, giá trị dinh dưỡng của hạnh nhân là một yếu tố quan trọng mà mọi người thường xuyên quan tâm khi lựa chọn sử dụng loại hạt này. Các thành phần trong hạt hạnh nhân có thể mang đến ảnh hưởng tích cực cho sức khỏe con người nếu như bạn sử dụng chúng một cách hợp lý. Hiện nay, ngoài việc dùng hạnh nhân theo kiểu chế biến để ăn trực tiếp thì người ta còn có thể làm các món như sữa hạt hạnh nhân, sinh tố hạnh nhân hoặc ép thành bơ hạnh nhân để dành dùng lâu.
Xem nhanh
Thành phần, giá trị dinh dưỡng của hạnh nhân
Thành phần dinh dưỡng | Số liệu tính dựa trên 100g hạnh nhân |
Năng lượng | 579 Calories |
Protein | 6 g |
Chất xơ | 3,5 g |
Chất béo | 14 g |
Vitamin E | 37% RDI |
Mangan
|
32% RDI |
Magie | 20% RDI |
Nguồn thành phần dinh dưỡng tham khảo tại: Vinmec
Như chúng ta có thể thấy, hạt hạnh nhân giàu protein, chất xơ, chất béo tốt, các loại Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Loại hạt này có thể giúp điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng cholesterol xấu trong máu; đồng thời hỗ trợ giảm cân và bảo vệ tim mạch, có khả năng phòng ngừa các chứng bệnh liên quan đến ung thư và nuôi dưỡng làn da, mái tóc.

Thành phần, giá trị dinh dưỡng của hạnh nhân
Cũng theo bảng số liệu về thành phần, giá trị dinh dưỡng của hạnh nhân như trên, trong hạnh nhân có một số hoạt chất dinh dưỡng nổi bật như sau:
- Carbohydrate:
Hạnh nhân chứa một lượng carbohydrate tương đối thấp nhưng lại có chứa nhiều chất xơ. Trong 28 gam hạnh nhân sẽ có chứa khoang 6 gam carbohydrate và trong đó chất xơ là 3,5gam (cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan). Chất xơ có tác dụng điều hòa lượng đường huyết của con người qua việc làm giảm hấp thu carbohydrate. Do vậy, hạt hạnh nhân cũng thích hợp cho các bệnh nhân mắc chứng tiểu đường hoặc những bệnh nhân gặp các vấn đề về tiêu hóa.
- Protein
Hàm lượng protein trong hạnh nhân cũng được đánh giá là tương đối cao, nhất là thành phần arginine – một loại axit amin có khả năng giúp điều trị viêm, tăng khả năng làm lành vết thương và cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Chất béo
Chất béo chiếm khoảng 50% khối lượng của hạt hạnh nhân, chủ yếu là dạng chất béo bão hòa tốt (chất béo bão hòa đơn và chất béo bão hòa đa). Đây là loại chất béo có liên quan đến khả năng hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim ở con người. Tuy nhiên, cơ thể của chúng ta sẽ không có khả năng hấp thụ khoảng 10-15% chất béo trong hạnh nhân.
- Vitamin và chất khoáng
Hạnh nhân từ lâu đã được mệnh danh là loại hạt chứa nhiều loại Vitamin cũng như khoáng chất quan trọng như Vitamin nhóm B (B1, B2, B3), Vitamin nhóm E, magie, mangan, photpho, canxi, sắt, kẽm, kali,… Những thành phần, giá trị dinh dưỡng của hạnh nhân này có thể cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và bảo đảm sức khỏe cho cơ thể.
- Hợp chất thực vật
Hạt hạnh nhân sở hữu nhiều hợp chất thực vật có khả năng chống oxy hóa mạnh như epicatechin, resveratrol, quercetin, kaempferol,…
Cách sử dụng hạt hạnh nhân mang đến hiệu quả tốt nhất
Dưới đây là một số cách sử dụng hạt hạnh nhân hiệu quả tốt nhất mà chúng tôi muốn giới thiệu đến mọi người. Cụ thể như sau:
Các món ăn hàng ngày
Nếu muốn nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch thì có thể cân nhắc dung nạp trực tiếp loại hạt này thông qua việc ăn uống. Cụ thể, trong bữa ăn hàng ngày, bạn có thể đưa hạt hạnh nhân vào khẩu phần ăn của mình và gia đình bằng các món ăn vặt lành mạnh chẳng hạn như hạnh nhân rang muối, sữa hạnh nhân, bánh cupcake hạnh nhân, muffin hạnh nhân cam tươi, chè hạt sen hạnh nhân,… Hầu như tất cả các món ăn này đều có sẵn công thức trên mạng và mọi người chỉ cần dành thời gian tham khảo, làm thử là hoàn toàn có thể thưởng thức một món ăn vặt giàu dinh dưỡng – an toàn cho sức khỏe.

Trong bữa ăn hàng ngày, bạn có thể đưa hạt hạnh nhân vào khẩu phần ăn của mình và gia đình bằng các món ăn vặt lành mạnh
Điều trị bệnh lý
Điều trị bệnh lý bằng hạnh nhân cũng là một trong những ứng dụng khá phổ biến của loại hạt giàu dinh dưỡng này. Hạnh nhân có thể hỗ trợ điều trị bệnh ho, viêm phế quản, khàn tiếng, viêm họng, táo bón,… Thông thường, các bài thuốc Đông Y sẽ sử dụng nguyên liệu này trong thang thuốc, kết hợp với những nguyên liệu bổ phế khác và cho bệnh nhân sắc uống hàng ngày.

Điều trị bệnh lý bằng hạnh nhân cũng là một trong những ứng dụng khá phổ biến của loại hạt giàu dinh dưỡng này
Trong vòng 1 tuần sẽ thấy có kết quả, tình trạng ho khan, ho có đờm, viêm phế quản,… đều được cải thiện tối ưu. Tuy nhiên, người bệnh nếu có dị ứng với bất cứ thành phần nào của hạt hạnh nhân thì phải chủ động đề cập với thầy thuốc trước để họ có thể cân nhắc liều lượng hoặc là quyết định có nên cho bệnh nhân dùng loại hạt này hay không.
Làm đẹp
Nhu cầu làm đẹp ngày càng cao của chị em phụ nữ là điều rất được quan tâm hiện nay. Bên cạnh những liệu pháp làm đẹp thiên về công nghệ thì các hướng làm đẹp tự nhiên cũng được nhiều người ưa chuộng. Nhờ công dụng trị mụn, xóa mờ các vết thâm nám và nuôi dưỡng làn da nên hạt hạnh nhân đã trở thành một trong những nguyên liệu dưỡng nhan quen thuộc của phụ nữ. Bạn có thể đi đến spa và yêu cầu sử dụng những sản phẩm liên quan đến hạnh nhân hoặc tự sử dụng bột hạnh nhân, dầu hạnh nhân để “skincare” tại nhà.

Nhờ công dụng trị mụn, xóa mờ các vết thâm nám và nuôi dưỡng làn da nên hạt hạnh nhân đã trở thành một trong những nguyên liệu dưỡng nhan quen thuộc của phụ nữ
Một số sản phẩm từ hạnh nhân có công dụng làm đẹp có thể kể đến là sữa rửa mặt, mặt nạ hạnh nhân mật ong, mặt nạ hạnh nhân dầu dừa,… Song, phụ nữ cũng cần che chắn tốt và sử dụng các sản phẩm chống nắng để hạn chế tình trạng bắt nắng, gây nám khi dùng mặt nạ hạnh nhân. Đồng thời, cũng có nhiều người sử dụng dầu hạnh nhân để dưỡng tóc vì nó có tác dụng khôi phục hư tổn và hạn chế rụng tóc rất tốt.
Một số tác dụng phụ của hạnh nhân cần chú ý
Bên cạnh thành phần, giá trị dinh dưỡng của hạnh nhân, hạt hạnh nhân cũng có một số tác dụng phụ cần phải chú ý. Cụ thể, Cục FDA – Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo người dùng lượng hạnh nhân phù hợp nhất là khoảng 40g mỗi ngày, nếu lạm dụng và sử dụng nhiều hơn mức này thì có khả năng cao người dùng phải đối mặt với một số vấn đề không tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn như tăng cân do hàm lượng calories và chất béo cao trong hạt hạnh nhân, dư lượng Vitamin E gây mờ mắt, tiêu chảy.

Một số tác dụng phụ của hạnh nhân cần chú ý
Đặc biệt, thành phần axit hydrocyanic có trong hạnh nhân có thể khiến người ăn bị nghẹt thở dẫn đến suy hô hấp và suy nhược thần kinh và thậm chí trong các trường hợp không được can thiệp cụ thể còn có khả năng dẫn đến tử vong nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thành phần kể trên. Vì vậy, người dùng nên hết sức thận trọng khi bổ sung loại hạt này vào thực đơn hàng ngày của mình (nhất là đối với các phụ nữ mang thai).
Nhờ thành phần, giá trị dinh dưỡng của hạnh nhân, nó được xem là một loại thực phẩm bổ dưỡng hoàn hảo dành cho mọi người. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người dùng lưu ý chỉ nên dung nạp một lượng vừa đủ theo khuyến cáo để đạt hiệu quả tối ưu về mặt sức khỏe cũng như hạn chế các tình trạng không mong muốn.