
Nhân sâm là một dược liệu quý nổi tiếng, được nhiều người dùng để bồi bổ, tăng cường sức khỏe cho cơ thể và chữa trị một số bệnh lý. Tuy nhiên, thuật ngữ saponin lại còn khá xa lạ với nhiều người. Ít ai biết những công dụng thần kì của nhân sâm phần lớn nhờ vào thành phần saponin của nó. Hãy cùng tìm hiểu saponin là gì và tác dụng của saponin trong nhân sâm trong bài viết dưới đây
Xem nhanh
Saponin là gì?
Saponin là một thành phần hóa học rất có lợi cho sức khỏe con người. Saponin là một loại glucosides với đặc tính tạo bọt, bao gồm một aglycones polycyclic gắn liền với một hoặc nhiều chuỗi đường.
Saponin có ở đâu?
Saponin trong động vật
Saponin có trong một vài loài động vật như hải sâm, cá sao.
Hải sâm được mệnh danh là “nhân sâm của biển cả”. Nhiều y gia coi thịt hải sâm là một trong tám món ăn “cao lương mỹ vị” nổi tiếng (bát trân) của phương Đông cùng với yến sào, bào ngư, vi cá… Hải sâm chứa 2 loại saponin là Rg (gây hưng phấn thần kinh, chống mỏi mệt và tăng cường thể lực) và Rh (có tác dụng ức chế tế bào ung thư).
Cá sao là một loài cá có độc sống ở vùng biển nhiệt đới và ôn đới. Vì thế, nó không được sử dụng làm thực phẩm.
Saponin trong thực vật
Saponin xuất hiện chủ yếu ở thực vật. Saponin có trong các loại thảo mộc, như rau, đậu và các loại thảo dược như: đậu Hà Lan, cam thảo, tam thất, nhân sâm,… Saponin thường tích lũy ở những bộ phận khác nhau của cây: tích lũy ở quả như bồ kết, bồ hòn; ở rễ như cam thảo, nhân sâm; ở lá như dứa Mỹ..
Saponin trong nhân sâm
Saponin có trong nhân sâm khác các loại thực vật thông thường ở cấu tạo hoá học đặc biệt. Vì vậy, để phân biệt, Saponin trong nhân sâm còn được gọi là Ginsenoside. Đây là từ ghép của nhân sâm (Ginseng) và Glycoside. Saponin trong nhân sâm là các loại saponin quý với giá trị dược tính cao.
Trong nhân sâm, saponin không phải có ngay từ đầu mà được tích tụ và phát triển qua quy trình chăm sóc, độ tuổi và điều kiện khí hậu. Nhân sâm đã qua hấp sấy sẽ có hàm lượng saponin cao hơn nhân sâm tươi. Hiện nay, hắc sâm (hấp sấy 9 lần) là loại sâm có hàm lượng saponin cao nhất.
Các loại saponin có trong nhân sâm
Saponin là gì? Saponin là thành phần chủ yếu quyết định chất lượng của nhân sâm. Dưới đây là công dụng của 12 loại saponin phổ biến nhất có trong nhân sâm đã được khoa học chứng minh.
- Saponin Ro: Có công dụng kháng viêm, giải độc đặc biệt là đối với gan và phổi. Ngăn chặn hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch gây ra thiếu máu lên não, tai biến, đột quỵ
- Saponin Rb1: Kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp ổn định tinh thần, kích thích trí nhớ và hiệu quả làm việc của não bộ đồng thời giúp giảm đau, tăng khả năng chịu đựng. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng giải nhiệt, thúc đẩy hợp tính đạm huyết thanh, kìm hãm phân hủy chất béo trung tính và insulin.
- Saponin Rb2: Phòng chống bệnh tiểu đường qua cơ chế tăng sự chuyển hoá chất béo và đường trong máu, giảm cholesterol (cơ chế hoạt động giống insulin), tác dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa.
- Saponin Rc: Tăng hiệu tổng hợp các protein, giúp giảm đau.
- Saponin Rd: Thúc đẩy hoạt động của vỏ tuyến thượng thận.
- Saponin Re: Tăng cường tốc độ hoạt động của tế bào tủy, giúp bảo vệ gan tốt hơn.
- Saponin Rf: Giúp làm dịu các cơn đau trong tế bào não, ngăn chặn quá trình peroxyt chất béo
- Saponin Rg1: Nâng cao khả năng miễn dịch, chống mệt mỏi, giảm stress do có khả năng kìm hãm trung khu, cải thiện và tăng cường trí nhớ. Hồi phục những thương tổn do sốt cao, duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường
- Saponin Rg2: Hạn chế sự gắn kết các tiểu cầu máu, tăng cường trí nhớ.
- Saponin Rg3: Ức chế tế bào ung thư, tăng cường chức năng bảo vệ gan.
- Saponin Rh1: Chống lại sự phát triển của khối u, hạn chế gắn kết tiểu cầu trong máu, bảo vệ gan.
- Saponin Rh2: Ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư và sự lây lan của khối u (thúc đẩy các tế bào chết một cách tự nhiên), kích thích tác dụng của thuốc chống ung thư.
Những tác dụng của saponin
Sau khi biết được saponin là gì và đặc trưng của các loại saponin, hãy cùng khám phá những tác dụng thực tế của saponin đối với sức khỏe con người.
Giảm Cholesterol
Saponin giúp ổn định cholesterol ở mức bình thường. Cơ thể sử dụng cholesterol để sản xuất mật cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Saponin liên kết với mật và ngăn không cho cholesterol tái hấp thu trở lại máu, nói cách khác, nó giúp bài tiết hoàn toàn cholesterol xấu. Nhiều loại thuốc điều trị bệnh cholesterol cao cũng hoạt động theo cách tương tự.
Tác dụng làm giảm cholesterol của saponin đã được biết đến trong nhiều thập kỷ. Một nghiên cứu năm 1977 cho thấy việc uống một loại chiết xuất saponin nhất định sẽ làm giảm cholesterol “xấu” (LDL) mà không ảnh hưởng đến cholesterol “tốt” (HDL).
Giảm nguy cơ ung thư
Các nghiên cứu của chuyên gia đã chỉ ra rằng saponin mang đến khả năng chống ung thư, chống gây đột biến tế bào. Đồng thời làm giảm nguy cơ ung thư ở người bằng cách ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Saponin hầu như đều phản ứng với các tế bào giàu cholesterol của các tế bào ung thư. Nhờ đó hạn chế sự tăng trưởng và khả năng tồn tại các tế bào ung thư. Không những vậy saponin còn có thể giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết. Bằng cách gây phân bào của các tế bào gây ung thư saponin có thể gây ra apoptosis của bệnh bạch cầu tế bào.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Các saponin giúp chống lại nhiễm trùng bởi các ký sinh trùng. Trong hệ tiêu hóa Saponin giúp hệ thống miễn dịch chống lại và bảo vệ vi khuẩn, virus xâm nhập cơ thể một cách hiệu quả.
Chống oxy hóa
Thành phần không đường của saponin hoạt động như một chất chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do. Saponin có công dụng hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung thư, giảm tổn thương do tai biến mạch máu não hoặc chấn thương não.
Giảm thiểu nguy cơ ung thư đại tràng
Saponin có tác dụng làm giảm cholesterol liên kết với acid mật có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Theo nghiên cứu của các chuyên gia y học một số axit mật thứ cấp hạn chế các tế bào ung thư ruột kết phát triển. Vi khuẩn trong ruột sản sinh ra axit mật thứ cấp từ các axit mật chính. Bằng cách gắn chặt vào acid mật chính, saponin làm giảm lượng acid mật thứ cấp của vi khuẩn đường ruột có thể sản xuất vì vậy làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
Các chuyên gia y học nhận thấy các saponin có khả năng ức chế tăng trưởng tế bào khối u, hoạt động tế bào khối u giảm đồng thời phụ thuộc vào nồng độ của saponin. Khi nồng độ saponin càng cao, tốc độ tăng trưởng tế bào ung thư và hoạt động của nó giảm càng tăng mạnh.
Chống loãng xương
Theo Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ, saponin trong nhân sâm được nghiên cứu chứng minh là có tác dụng chống loãng xương. Tác dụng này đến từ các saponin loại protopanaxadiol (Rb1, Rg3, Rd, và Rh2), saponin loại protopanaxatriol (Re và Rg1), saponin P. notoginseng (Rg1, Rb1 và R1).
Saponin nhân sâm (ginsenosides) có tác dụng hữu ích trong điều trị loãng xương và có khả năng thúc đẩy quá trình hình thành xương của tế bào mô đệm tủy xương và tế bào tiền nguyên bào, giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương
Hy vọng bài viết có thể giúp bạn hiểu được saponin là gì và những tác dụng của saponin để có thể tận dụng hết những lợi ích quý giá của nhân sâm.