Nass'Farm
  • Những loại rau người tiểu đường không nên ăn?
  • Bệnh tiểu đường kiêng rau gì?
  • Ăn rau gì để hạ đường huyết?

Cùng Nass’Farm tìm hiểu nội dung này nhé!

Nhận biết những loại rau người tiểu đường không nên ăn

Thanh hạt dinh dưỡng và người bị tiểu đường

Nhận biết những loại rau người tiểu đường không nên ăn

Người mắc bệnh tiểu đường không cần phải kiêng ăn bất kỳ loại thực phẩm nào. Tuy nhiên, có nhiều loại thực phẩm người bệnh cần hạn chế. Rau củ là nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng vẫn có một số loại rau củ người bệnh cần chú ý khi sử dụng. Để biết những loại rau người tiểu đường không nên ăn hay nên ăn, người ta sẽ dựa vào hàm lượng carbs, chỉ số GI (thấp) và GL của thực phẩm. Trong đó:

  • Lượng carbohydrate trung bình người tiểu đường nên nạp là 45 – 60g/ một bữa;
  • GI < 55 (thấp, nên ăn) GI = 56 – 69 (trung bình), GI>70 (cao, nên tránh ăn);
  • Chỉ số GL ở mức 20 là cao, 11-19 là trung bình và dưới 10 là thấp.

Xem thêm: Bánh dành cho người tiểu đường và các tiêu chí chọn bánh phù hợp

Một số loại rau người tiểu đường không nên ăn như: Khoai tây, ngô, bí ngô… Vì:

Loại rau

Lượng carbs  Chỉ số GI Chỉ số GL

Khoai tây

11,8g – 36,5 gam 53 – 102

16 – 26

Ngô

15g (1/2 chén ngô) 69

61,5

Bí ngô 11g 75

3

Những loại rau người tiểu đường không nên ăn

Khoai tây

Khoai tây – Những loại rau người tiểu đường không nên ăn

Người bị tiểu đường không nên ăn khoai tây vì béo, giàu tinh bột. Hàm lượng carbohydrate tính theo khối lượng của một củ khoai tây cũng khác nhau. Với củ khoai tây nhỏ (nặng 170 gam) chứa khoảng 30 gam carbs, trong khi một củ khoai tây lớn (nặng 369 gam) chứa khoảng 65 gam carbs. Lượng tinh bột này có thể nhiều gấp đôi lượng tinh bột trong một bữa ăn, điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh tiểu đường như:

  • Gây tăng đường huyết sau ăn
  • Khoai tây làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và gây ra những tác động tiêu cực đến bệnh tiểu đường hiện tại với một số biến chứng khác như: tim mạch, tổn thương thận, thần kinh, thị lực…
  • Khoai tây chứa nhiều calo đặc biệt khoai tây chiên nên rất dễ làm tăng cân ở bệnh nhân tiểu đường.

Bắp ngô

Bắp ngô – Những loại rau người tiểu đường không nên ăn

Một nửa chén ngô luộc hoặc nấu chín cung cấp 15g carbohydrate, được xếp vào hàng. Và ngô cũng thuộc nhóm chứa tinh bột với chỉ số đường huyết cao (GI = 69), rất dễ làm tăng đường huyết sau ăn và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, ngô cũng có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của người bệnh tiểu đường nếu được bổ sung hợp lý để tránh tăng đường huyết. Một số lợi ích của ngô với bệnh tiểu đường như:

  • Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh vitamin A, B6, khoáng chất Kẽm, Magie, Photpho, Sắt.
  • Phòng ngừa biến chứng tiểu đường về mắt
  • Cung cấp lượng lớn chất chống oxy hóa
  • Kiểm soát cân nặng

Vì thế, để ngô mang lại lợi ích cho người tiểu đường thì cần lưu ý về cách sử dụng:

  • Hạn chế các thực phẩm giàu carbs khác: tránh bổ sung quá nhiều carbs gây tăng đường huyết.
  • Kết hợp ngô cùng với rau xanh, hoa quả tươi, sữa ít béo.
  • Uống nhiều nước: nước giúp hạ đường huyết, giảm lượng đường huyết trong cơ thể và kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Bí ngô

Bí ngô – Những loại rau người tiểu đường không nên ăn

Bí ngô được xếp vào nhóm có chỉ số đường huyết (GI) ở mức cao ở 75 và tải lượng đường huyết (GL) ở mức thấp ở 3. Do đó nếu ăn một lượng lớn bí ngô có thể làm tăng đường huyết nên bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát khẩu phần ăn. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì bí ngô cung cấp nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho người bệnh tiểu đường với một số nghiên cứu trên động vật như: thúc đẩy sản sinh insulin tự nhiên, hai hợp chất Trigonelline và Axit nicotinic trong bí ngô: có tác dụng hạ đường huyết và phòng mắc bệnh tiểu đường.

Cách ăn bí ngô tốt cho sức khỏe người tiểu đường: Nên ăn dạng nguyên chất vì cách chế biến khác có thể làm tăng hàm lượng carbohydrate trong bí ngô, ảnh hưởng đến đường huyết. Cụ thể, người bệnh không nên dùng đồ uống, bánh nướng, bánh ngọt làm từ bí ngô. Vì những món ăn này có thêm đường và tinh bột nên chỉ số đường huyết (GI) cao. Bên cạnh đó, những món ăn này đem rất lại ít chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Các loại rau củ khác

Ngoài ra, những loại rau người tiểu đường không nên ăn còn có:

Các loại rau củ khác mà người tiểu đường không nên ăn

Khoai từ, khoai mỡ Những loại củ này giàu tinh bột mọc dưới đất, không tốt cho lượng đường trong máu của người bệnh, do đó người bệnh không nên ăn.
Khoai lang Khoai lang rất tốt trong điều kiện sức khỏe bình thường, nhưng đã mắc bệnh tiểu đường thì phải nói không với khoai lang, vì trong khoai lang có hàm lượng tinh bột cao.
Bắp chuối Bắp chuối ngọt như quả chuối và cũng giàu tinh bột vì thế người bị tiểu đường cũng không nên ăn.
Cà chua Trong trái cà chua có axit citric nhưng về cơ bản, chúng ngọt. Theo các nhà chuyên môn, bệnh nhân tiểu đường nên tránh ăn cà chua sống. Có thể thì nên ăn cà chua chín, ăn với một số lượng ít.
Củ dền Dền là loại củ có hàm lượng đường cao. Do đó người bị tiểu đường nên hạn chế loại rau củ này.

Ăn rau gì để hạ đường huyết

  • Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì?
  • Các loại rau củ tốt cho người tiểu đường?

Ăn rau gì để hạ đường huyết

Người mắc bệnh tiểu đường nên chọn những loại rau thay thế chúng có chỉ số đường huyết (GI) thấp, giàu chất xơ và hàm lượng nitrat cao để tránh làm tăng đột ngột đường huyết. Nitrat tự nhiên có tác dụng giúp hạ đường huyết, rất tốt trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch. Một số nhóm rau củ chứa nhiều nitrat tự nhiên bao gồm: cần tây, rau diếp, củ cải đường và nước ép củ cải đường, cây đại hoàng, rau bina, cà chua, bắp cải, súp lơ, măng tây, nấm, hành tím, bí ngòi, rau muống, rau ngót, rau má. Cụ thể như:

Loại rau Chỉ số đường huyết (GI) Carbs Chất xơ Lượng dùng
Rau bina 15 7g 4g 1 chén (180g) mỗi ngày
Cà chua 10 5g tối đa 200-300g mỗi ngày
Bông cải xanh 10 5g 1.85g 100-200g mỗi ngày
Bắp cải 15 5g 2,5mg 100-200g mỗi ngày
Súp lơ 22 5g 2,5g 100-200g mỗi ngày
Măng tây 15
Đậu xanh 35 4,7g Chỉ nên bổ sung khoảng ¼ chén(50g), không nên bổ sung thường xuyên.
Nấm 10-15 2g 200-250g mỗi ngày
Hành tím 10 5,9g 50g mỗi ngày
Bí ngòi 15 3g 1g 100-200g mỗi ngày
Rau muống 10 1,04g 3g 200-300g mỗi ngày
Rau ngót 10-15 6,9g khoảng 100g mỗi ngày
Rau má 10-15 100-200g mỗi ngày

Những loại rau tốt cho người tiểu đường trên có chỉ số GI rất thấp, ít calo nên không làm tăng đường huyết sau ăn và thích hợp để bổ sung vào thực đơn cho người bệnh tiểu đường. Hơn nữa, đây là một loại rau rất ít carbohydrate và giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa nên người bệnh tiểu đường có thể sử dụng mỗi ngày.

Các bài viết liên quan

×
Call
Zalo
facebook