
Người tiểu đường nên ăn gì? Loại thực phẩm nào có thể đáp ứng chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt của người tiểu đường? Hãy cũng tìm hiểu nhé.
Xem nhanh
Cách lựa chọn thực phẩm phù hợp cho người tiểu đường
Thành phần dinh dưỡng của thực phẩm tốt cho người tiểu đường
- Ít Tinh bột
Tinh bột (hay còn gọi là carbohydrates, carbs hay chất bột đường) là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.
Tinh bột có trong thức ăn ngọt, trái cây, sữa, sữa chua, bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì sợi, khoai tây, và một số rau quả khác.
Tinh bột là nguyên nhân chủ yếu làm lượng đường trong máu tăng cao. Khi bạn ăn vào, tinh bột sẽ được chuyển hóa thành glucose (đường đơn) đi vào máu, làm lượng đường huyết tăng lên.
Xem thêm: Bánh dành cho người tiểu đường
- Ít Glucose (đường đơn)
Glucose là nguồn năng lượng chính cho não và cơ thể. Glucose có thể có trong thực phẩm, hoặc được cơ thể chuyển hóa từ carbohydrate.
Thực phẩm chứa nhiều glucose là các thực phẩm có vị ngọt như bánh, kẹo, kem, mật ong, các loại hoa quả có vị ngọt tự nhiên như xoài, vải, mít,…
Xem thêm: Bánh dành cho người tiểu đường là gì?
Có nhiều loại chất béo: Chất béo xấu (chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa) và chất béo tốt ( chất béo không bão hòa đơn, chất béo bão hòa đa).
Chất béo xấu chứa nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, béo phì. Điều này gây nguy cơ khó kiểm soát đường huyết và tăng biến chứng tim mạch cho người đái tháo đường.
Chất béo tốt ngoài việc cung cấp năng lượng và dưỡng chất, vitamin A, E,… còn có thêm các lợi ích chống viêm và chống oxy hóa, giúp điều chỉnh sự trao đổi chất và phản ứng của cơ thể với insulin, ổn định lượng đường trong máu.
Xem thêm: Top các loại bánh ăn kiêng cho người tiểu đường
Người bệnh kiêng chất béo quá mức khiến cơ thể dễ suy kiệt bởi thiếu năng lượng, không hấp thu được các vitamin A, D, E, K từ thức ăn. Vậy người tiểu đường nên ăn gì? Có nên ăn thức ăn chứa chất béo? Chính xác là họ được khuyến khích sử dụng thực phẩm chứa chất béo tốt.
- Giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất
Chất xơ có tác dụng giúp cơ thể thúc đẩy việc giảm cân, giảm lượng đường trong máu và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Vitamin và khoáng chất được coi là những chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể con người nói chung và người tiểu đường nói riêng. Chúng củng cố xương, chữa lành những vết thương và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Chỉ số đường huyết thực phẩm (GI)
Ta có thể dễ dàng lựa chọn xem người tiểu đường nên ăn gì chuẩn xác hơn dựa vào chỉ số đường huyết thực phẩm (GI)
Chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) là chỉ số để phân loại các nhóm thực phẩm, đồ uống dựa trên ảnh hưởng của nó đến việc tăng nồng độ đường huyết sau khi ăn nhanh hay chậm so với đường glucose.
Thực phẩm nào có chỉ số này cao, thực phẩm đó sẽ không có lợi với người mắc bệnh tiểu đường, bởi nó khiến cho nồng độ đường trong máu tăng cao đột ngột.
Xem thêm: Các tiêu chí chọn bánh dành cho người tiểu đường
Chỉ số đường huyết của thực phẩm được phân loại thành 3 mức độ đó là: thấp (GI<55); trung bình (56-69), cao (>70).
- Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp là các loại họ đậu, yến mạch, các loại rau, những loại trái cây tươi như cam, táo, lê,…
- Thực phẩm có GI trung bình ( từ 56 – 69) bao gồm các loại thực phẩm như là khoai lang, khoai sọ, dứa, gạo lứt, bí đỏ,…
- Thực phẩm có chỉ số GI cao (trên 70) gồm các loại thực phẩm giàu tinh bột như là mật ong, bánh kẹo, nước mía, gạo trắng, mạch nha, dưa hấu,…
Xem thêm: Hiểu về bệnh tiểu đường
Nguyên tắc ăn uống phải tuân thủ cho người bệnh tiểu đường
- Người tiểu đường cần chia nhỏ bữa ăn (5-6 bữa/ngày) để tránh tăng đường huyết đột ngột
- Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để tình trạng quá đói, hoặc quá no
- Vận động nhẹ, tránh nằm, ngồi ngay sau khi ăn
- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như khối lượng của các bữa ăn
Người tiểu đường nên ăn gì?
Tỷ lệ thành phần chất dinh dưỡng trong bữa ăn của người tiểu đường
- Glucid: 50 – 60% năng lượng khẩu phần
- Protein : 15 – 20% năng lượng khẩu phần
- Lipid: 20-30% (với người trọng lượng bình thường và mỡ máu bình thường); dưới 30% (với người tiểu đường kèm béo phì)
- Chất xơ: 20 – 35g/ngày
Người tiểu đường nên ăn gì ?
Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo lứt, rau củ… được chế biến bằng cách hấp, luộc, hạn chế tối đa chiên, xào…
Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ… được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.
Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive, các loại hạt….
Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.
Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín…
Người tiểu đường tránh ăn gì?
- Kiêng thực phẩm nhiều đường, quá ngọt
- Hạn chế các món nhiều tinh bột như gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây,…
- Không sử dụng thực phẩm nhiều chất béo bão hòa như: da/mỡ của gia cầm, gia súc, đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt đóng hộp,…
- Tránh sử dụng trái cây sấy, sữa có đường
- Kiêng đồ uống có cồn, chất kích thích…
Gợi ý một số món ăn tốt cho người tiểu đường
Salad cá ngừ
Salad cá ngừ với các loại rau xanh, cà chua, hành tây dùng kèm các loại sốt chuyên dụng cho người ăn kiêng như sốt chanh leo, sốt mù tạc vàng thay cho sốt mayonnaise.
Một khẩu phần cá ngừ khoảng 84g cung cấp 22g protein và không có carbs, điều này làm cho nó trở thành một món ăn tuyệt vời cho người mắc bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, cá ngừ rất giàu axit béo omega – 3, đã được chứng minh là có khả năng giảm viêm và kiểm soát lượng đường trong máu.
Khổ qua xào trứng
Khổ qua được xem là một vị thuốc dân gian và có nhiều công dụng tuyệt vời đối với bệnh nhân tiểu đường. Trong khổ qua, có chứa hoạt chất lectin giúp giảm nồng độ đường có trong máu, từ đó giảm sự thèm ăn và giảm số lượng các bữa ăn.
Trứng có chứa rất ít carbohydrate, một quả trứng chỉ chứa khoảng 0.5g carbohydrate và không có khả năng làm tăng lượng đường trong máu.
Nên chọn các loại dầu ăn lành mạnh, ít cholesterol như dầu olive, dầu bơ, dầu đậu nành để sử dụng cho người tiểu đường
Xem thêm: Mua bánh giành cho người tiểu đường ở đâu?
Bánh ăn kiêng dành cho người tiểu đường
Bánh ăn kiêng ít chất bột đường, không làm tăng đường huyết nhưng lại chứa nhiều vitamin và khoáng chất, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, năng lượng cho ngày dài hoạt động. Vì thế, đây là lựa chọn lý tưởng cho người mắc bệnh tiểu đường.
Bánh ăn kiêng Marzipan của Nass’Farm là sự kết hợp hoàn hảo giữa bột bánh gato thơm mềm từ Pháp, bột hạnh nhân Marzipan và hỗn hợp các loại hạt. Sử dụng 100% nguồn nguyên liệu thuần Organic và hoàn toàn không sử dụng đường nên bánh Marzipan không chỉ là món ăn vặt thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe của người tiểu đường.
Có thể bạn quan tâm đến các chủ đề liên quan:
Bánh ăn kiêng Marzipan Cần tây – Cải Kale
Bánh được làm từ nước ép rau tươi thuần organic kết hợp với hỗn hợp bột hạnh nhân với các loại hạt: hạt Mắc ca, hạt điều, hạt dẻ cười, hạt bí bổ sung chất xơ & khoáng chất tiện lợi dễ dàng
Rau Cần tây & Cải kale được mệnh danh là nữ hoàng của rau xanh, sự kết hợp giữa 2 loại rau này không chỉ mang lại năng lượng xanh mà còn giúp: chống oxy hóa , ngăn ngừa lão hóa , tăng cường khoáng chất, thải độc, giảm cholesterol góp phần ổn định đường huyết.
Bánh ăn kiêng Marzipan Chanh – Mật ong
Bánh dinh dưỡng Marzipan Chanh mật ong là dòng bánh của Nass’Farm được ưa chuộng bởi tính dinh dưỡng cao, Bánh được chế biến hoàn toàn từ các nguyên liệu organic, các nhóm hạt, ngũ cốc và các rau củ tốt cho sức khỏe.
Bánh đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao của người tiểu đường: chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, protein, folate, chất xơ, sắt,… giúp chống oxy hóa, hỗ trợ hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch, giảm cholesterol trong máu.
Ứng dụng quản lý chế độ ăn cho người tiểu đường
Glucose Buddy
Glucose Buddy là ứng dụng vô cùng thiết yếu cho người tiểu đường để theo dõi lượng đường trong máu. Bạn có thể dễ dàng ghi lại chỉ số đường huyết, thuốc và bữa ăn bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu thực phẩm phong phú trong ứng dụng. Ứng dụng có chức năng tự động đếm số bước chạy, bước đi bộ và các hoạt động cardio.
Nó hiển thị biểu đồ thống kê giúp bạn hiểu rõ hơn về xu hướng đường huyết của mình. Đồng thời, thường xuyên thông báo để nhắc nhở khi đến lịch kiểm tra đường huyết định kỳ.
Đặc biệt, Glucose Buddy hỗ trợ xuất dữ liệu của bạn thành bản PDF và tệp CSV có thể in để mang tới bác sĩ. Bên cạnh đó là một số tính năng nâng cao khác cho phiên bản trả phí. Phiên bản miễn phí có thể tải về trên CH Play và App Store.
GoMeals
GoMeals là một ứng dụng tập trung vào dinh dưỡng cho phép bạn đếm carbohydrate nhanh chóng trên điện thoại thông minh của mình. Với hơn 40.000 thực phẩm và 20.000 thực đơn nhà hàng để lựa chọn, công cụ này có thể giúp bạn kiểm soát tốt hơn lượng hấp thụ carb, một hoạt chất quan trọng ảnh hưởng đến lượng đường huyết của người mắc bệnh tiểu đường.
GoMeals cũng cho phép bạn tùy chỉnh công thức nấu ăn và lưu các tìm kiếm ưa thích. Bạn thậm chí có thể gắn thẻ vị trí của bạn và định vị địa lý đề xuất các nhà hàng trong khu vực của bạn.
Gần đây, ứng dụng này đã được cập nhật chức năng theo dõi cường độ tập thể dục và lượng đường trong máu, dữ liệu có thể được đồng bộ hóa trên nhiều thiết bị.
GoMeals miễn phí và có sẵn để tải xuống trên thiết bị iPhone hoặc Android của bạn.