Nass'Farm
Cần tây

Cần tây là gì?

Rau cần tây

Rau cần tây có tên khoa học là Apium graveolens, tên tiếng Anh là Celery, thuộc cây thân thảo họ Hoa tán, cũng có tên gọi khác là dược cần, hương cần, có nguồn gốc từ các khu vực thuộc vùng ôn đới ẩm.

Lá và thân cây giòn, có thể chế biến thành các món ăn nhẹ, đồ xào kết hợp tạo ra món ăn ít calo, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong khi phần rễ và củ cần tây được sử dụng để làm thuốc.

Xem thêm: Rau cải kale là gì?

Cần tây tạo thành các món ăn ít calo

Cần tây tạo thành các món ăn ít calo

Phân biệt cần tây, cần ta và cần tàu

Dựa vào đặc điểm bên ngoài, ngoài những tên gọi trên, người Việt còn gọi cần tây là Cần Bẹ, Cần Tàu, Cần Cạn để phân biệt với cần ta.

Rau cần ta có tên khoa học là Oenanthe javanica, tên tiếng Anh là Water Celery, cũng thuộc họ Hoa tán thân thảo và có tên gọi khác là cần nước, cần ống, cần cơm. Cần ta thường mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, ven ao và suối; thuộc loại cây thân thảo, lá có bẹ ôm lấy thân, bóng và có hương thơm đặc trưng.

Cần ta - Cần tây

Cần ta – Cần tây

Để phân biệt cần tây và cần ta, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm như sau:

Rau cần tây Rau cần ta
Nguồn gốc Các nước thuộc khu vực ôn đới ẩm. Các nước thuộc khu vực Đông Á (khí hậu gió mùa ẩm)
Nơi sống Trên cạn Đầm lầy, ven ao – hồ – sông suối
Điều kiện phát triển Ưa khí hậu ẩm mát, chịu được thời tiết rét lạnh nhưng không chịu được nắng nóng, phát triển tốt vào mùa đông và mùa xuân. Ưa sống ở khu vực có nhiệt độ thấp, thường trồng ở ruộng ngập nước hoặc nhiều bùn. Thường phát triển tốt vào mùa đông và mùa xuân.
Hình dạng cây Thân cây mọc đứng, có rãnh chạy dọc và phát triển từ 1 – 1.5m. Thân rỗng, nhẵn và có rãnh đốt, phát triển từ 0.3 – 1m.
Hình dạng lá Lá ở gốc có cuống, xẻ 3 thùy hình tam giác. Lá giữa và lá ở ngọn không có cuống, được xẻ 3 thùy hoặc không chia thùy. Lá có hình dạng thay đổi, có cuống. Lá ở gốc và ở ngọn giống nhau, chia thùy hình lông chim. Phiến lá có hình mác hoặc hình thoi chóp nhọn.
Hoa và quả Hoa màu trắng hoặc màu xanh lục, xếp thành tán.

Quả hình trứng hoặc hình cầu.

Cụm hoa có màu trắng, nhiều tán kép đối diện với lá, gồm có 5 – 15 nhánh mang các tán con.

Quả hình trụ thuôn, có cạnh 5 lồi.

Xem thêm: Các loại cải Kale phổ biến

Thành phần dinh dưỡng trong cần tây

Cần tây chứa hàm lượng chất chống oxy hóa, flavonoid cao; có tác dụng chống lại các gốc tự do, hạn chế stress, oxy hóa, đóng một vai trò trong việc giảm nguy cơ ung thư. Cần tây cũng là một nguồn tốt của: Vitamin A, Vitamin C, Vitamin K, Kali, Folate,…

Cần tây chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng

Cần tây chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng

Chất dinh dưỡng trên mỗi khẩu phần ăn một chén cần tây cắt nhỏ chứa:

Calories

14

Chất đạm

<1 gam

Chất béo

<1 gam

Carbohydrate

3 gam

Chất xơ

1,6 gam

Đường

1 gram

Cần tây có tác dụng gì?

Cần tây giảm cân

Cần tây có hàm lượng calo thấp và hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ không hòa tan trong cần tây có tác dụng hấp thụ nước, giúp cơ thể cảm thấy no lâu hơn.

Bên cạnh đó, hàm lượng nước cao của cần tây giúp điều chỉnh chuyển hóa lipid, hỗ trợ tốt cho những người bị béo phì. Trong cần tây có một lượng vitamin dồi dào, hỗ trợ đắc lực cho sắc vóc và làn da; cộng với khả năng chống oxy hoa, cần tây giúp đẩy lùi các tác nhân gây lão hoá.

Xem thêm: Thành phần dinh dưỡng của Kale

Cần tây chống lão hóa, ngăn ngừa oxy hóa

Thân cần tây chứa rất nhiều vitamin C, K, A, Beta Carotene và flavonoid và có ít nhất 12 loại chất dinh dưỡng chống oxy hóa, làm giảm các trường hợp viêm trong đường tiêu hóa, tế bào, mạch máu và các cơ quan.

Các gốc tự do phát triển sẽ gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm. Chất chống oxy hóa trogn cần tây có tác dụng ngăn ngừa tổn thương ở các tế bào nội tạng gây ra bởi các gốc tự do có hại cho cơ thể.

Do đó, món ăn được chế biến từ cần tây giúp ngăn ngừa nhiều nguy cơ bệnh và bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương từ tác hại do quá trình oxy hóa gây ra; đặc biệt là các bệnh về gan, thận, tuyến tụy và túi mật.

Xem thêm: Cải kale giảm cân có hiệu quả không?

Cần tây giảm viêm nhiễm

Cần tây và hạt cần tây có khoảng 25 hợp chất chống viêm, hỗ trợ tích cực trong việc ngăn ngừa và loại bỏ các triệu chứng viêm nhiễm.

Phytonutrient và flavonols là các chất chống oxy hoá có đặc tính chống viêm nhiễm, làm giảm hoạt động của các protein xấu và ức chế sự phát triển của Helicobacter pylori – một loại vi khuẩn gây viêm dạ dày (viêm niêm mạc dạ dày).

Viêm nhiễm, viêm mãn tính có liên quan đến nhiều bệnh tật, bao gồm viêm khớp, loãng xương, viêm loét bao tử, viêm màng não, viêm dạ dày,….. Luteolin là hoạt chất ngăn ngừa chứng viêm trong tế bào não. Bên cạnh đó, cần tây còn giúp giảm nhiễm xạ ở đường tiêu hóa, tế bào, mạch máu và các cơ quan.

Cần tây hỗ trợ tiêu hóa

Chất xơ và khả năng kháng viêm tự nhiên giúp cần tây trở thành thực phẩm quan trọng cho hệ tiêu hóa:

– Chất xơ không hòa tan giúp thúc đẩy chuyển động của ruột.

– Chất xơ hòa tan lên men bởi vi khuẩn trong ruột già. Quá trình lên men này tạo ra các axit béo chuỗi ngắn, một trong số đó (butyrate) thúc đẩy sức khỏe đường tiêu hóa.

Ngoài ra, polysaccharid và apiuman còn làm giảm viêm loét, cải thiện niêm mạc và điều chỉnh tiết dịch dạ dày. Nhờ vào chất chống oxy hóa và chống viêm nhiễm, đường tiêu hóa được bảo vệ tốt, mang lại những lợi ích đặc biệt cho dạ dày. Bên cạnh đó, hàm lượng nước chiếm 95% thân cần và lượng chất xơ dồi dào, đảm bảo duy trì hoạt động cho đường tiêu hóa: kích thích nhu động ruột hoạt động, giúp ngăn ngừa táo bón, thanh lọc đường ruột và hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Cần tây hỗ trợ tiêu hóa

Cần tây hỗ trợ tiêu hóa

Cần tây giàu vitamin và khoáng chất

Cần tây giúp cơ thể nạp một lượng vitamin A, K và C, cùng với các khoáng chất như kali, natri và folate, những thành phần chấ rất quan trọng cho sự sống. Hơn nữa, cần tây có tác dụng duy trì chỉ số đường huyết thấp, giúp điều hoà, tác động chậm và ổn định đến lượng đường trong máu, nhờ đó, cần tây là thực phẩm không thể không thêm vào thực đơn của người bệnh tiểu đường.

Các khoáng chất như magiê, sắt và natri được tìm thấy trong cần tây là những chất rất quan trọng không chỉ cho các chức năng của cơ thể, mà còn có tác dụng trung hòa các thực phẩm có tính axit trong quá trình tiêu hoá để sản sinh nặng lượng cho hoạt động tế bào.

Cần tây giảm nguy cơ ung thư

Nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hóa cao, sử dụng đủ lượng cần tây sẽ giúp chống lại các gốc tự do gây ung thư.

Trong cần tây chứa hai flavonoid hoạt tính sinh học – apigenin và luteolin – có thể tiêu diệt các tế bào ung thư gây rối loạn chức năng, giúp ngăn ngừa bệnh và loại bỏ các bệnh như: ung thư vú, buồng trứng, gan, tuyến tụy và cả ung thư tiền liệt tuyến.

– Apigenin ngăn ngừa và phá hủy các gốc tự do trong cơ thể, thúc đẩy quá trình chết của tế bào ung thư

– Luteolin ức chế quá trình tăng sinh tế bào ung thư.

– Flavonoid có khả năng điều trị ung thư tuyến tụy và ung thư vú.

– Polyacetylenes hoạt tính sinh học ngăn ngừa nhiều sự hình thành ung thư.

Xem thêm: Những ai nên ăn rau cải xoăn?

Cần tây tăng cường hệ miễn dịch

Việc bổ sung vitamin C cũng được chứng minh là làm tăng nồng độ các globulin miễn dịch trong máu, đây là các hợp chất quan trọng của hệ thống miễn dịch. Nhiều tế bào của hệ thống miễn dịch phụ thuộc vào vitamin C để hoạt động tối ưu và ngăn ngừa bệnh tật.

Cần tây cải thiện hệ miễn dịch

Cần tây cải thiện hệ miễn dịch

Cần tây trị bệnh gì?

Cần tây trị gout

Trong thành phần của rau cần tây có chứa hàm lượng chất kiềm dồi dào có tác dụng trung hoà acid trong máu và làm giảm nồng độ acid uric. Vì thế, cần tây giúp làm giảm nhanh các triệu chứng đau sưng khớp do bệnh gout gây ra, hỗ trợ điều trị gout và cả phong thấp rất tốt.

Cần tây hạ huyết áp, chữa cao huyết áp

Cần tây rất giàu nitrat và phytochemical:

– Nitrat là hoạt chất giúp giảm huyết áp

– Phytochemical giúp thư giãn thành động mạch và tăng lưu lượng máu, mở rộng các cơ trơn trong mạch máu.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, cần tây thường được gọi là thực phẩm “mát”, làm giảm huyết áp. Ở Nam Phi, nước ép cần tây tươi trộn với giấm được dùng cho phụ nữ mang thai để giảm huyết áp cao, hạn chế biến chứng cho thai nhi.

Cần tây có nhiều công dụng

Cần tây có nhiều công dụng

Cần tây điều trị bệnh tiểu đường

Cần tây chứa chất chống oxy hóa gọi là flavon, có tác dụng giảm lượng đường trong máu. Vitamin K trong cần tây có đặc tính chống bệnh tiểu đường nhờ vào làm giảm viêm và cải thiện độ nhạy của insulin, cải thiện chuyển hóa glucose. Bên cạnh đó, cần tây làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 nhờ các hoạt chất trong thân cần có khả năng chống lại vi khuẩn Helicobacter pylori, loại vi khuẩn gây các vấn đề về đường tiêu hóa ở bệnh tiểu đường loại 2.

Xem thêm: Hiểu về bệnh tiểu đường

Cần tây điều trị sỏi thận

Tinh dầu cần tây từ hạt chứa luteolin và các hợp chất thiết yếu khác có thể được sử dụng trong điều trị sỏi thận. Một trong những flavonoid chính trong cần tây – apigenin – có thể phá vỡ các tinh thể canxi được tìm thấy trong sỏi thận.

Cần tây cải thiện sức khỏe tim mạch

Cần tây rất giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất, đặc biệt là kali và canxi; đây là hai loại chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Polyphenol được tìm thấy trong cần tây có tác dụng chống viêm các mạch vành. Chiết xuất trong lá cần tây hạn chế tắt nghẽn mạch máu, cải thiện nhiều thông số tim mạch như cholesterol, triglyceride và LDL (cholesterol xấu).

Tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính:

Cần tây hỗ trợ tim mạch

Cần tây cải thiện hệ thần kinh

Cần tây thúc đẩy hình thành thần kinh và ngăn ngừa mất trí nhớ nhờ hàm lượng canxi và magiê cao trong cần tây giúp giảm đáng kể những lo lắng, bất an và căng thẳng, giảm nguy cơ mất trí nhớ tuổi già:

– Folate là loại chất giúp hỗ trợ cho hoạt tư duy của trí óc.

– Apigenin, một flavonoid hoạt tính sinh học hỗ trợ quá trình hình thành và duy trì sức khỏe cho sự phát triển các tế bào thần kinh

– Luteolin làm dịu chứng viêm não, giúp điều trị các rối loạn viêm thần kinh, giúp giảm nguy cơ thoái hóa thần kinh.

– Courmarinm điều trị các rối loạn thoái hóa thần kinh, bao gồm các bệnh như là Alzheimer, Parkinson,…

Cần tây điều trị bệnh hen suyễn

Cần tây chứa các chất có khả năng chống viêm và kháng khuẩn cao. Hạt cần tây có đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn, hữu ích trong việc điều trị bệnh viêm xoang, hen suyễn. Hơn nữa, lượng Vitamin C và khả năng chống oxy hoá từ thực vật có tác dụng ngăn ngừa các tác hại của các gốc tự do gây bệnh. Chính vì vậy, cần tây được xem là thực phẩm lành mạnh và hữu ích trong việc hỗ trợ tình trạng viêm như hen suyễn.

Cần tây điều trị bệnh hen suyễn

Cần tây điều trị bệnh hen suyễn

Cần tây cải thiện sức khỏe khớp

Axit uric trong máu cao dẫn đến nguy cơ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh gút, viêm khớp, thấp khớp và cả bệnh thận. Đặc tính lợi tiểu của cần tây giúp bài tiết axit uric ra khỏi cơ thể, được xem như một phương pháp điều trị viêm sưng, đau khớp và đau cơ.

Cần tây vốn chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ, chất xơ và protein có tác dụng hỗ trợ thanh lọc cơ thể, chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Hạt cần tây và các chất chiết xuất có đặc tính chống viêm khớp có thể hữu ích trong việc điều trị đau khớp, viêm khớp và bệnh gút.

– Dầu hạt cần tây là một nguồn tốt cung cấp sedanolide, được sử dụng để điều trị các vấn đề về viêm nhiễm như bệnh gút và bệnh thấp khớp.

– Vitamin K, hỗ trợ đông máu, ngăn ngừa hiện tượng mất xương, yếu xương, loãng xương.

Xem thêm: Protein là gì? Các thực phẩm giàu Protein và Keto Diet

Cần tây giảm các triệu chứng mãn kinh

Một số hợp chất thực vật được gọi là phytoestrogen, được tìm thấy trong cần tây giúp cân bằng lượng hormone, làm giảm các triệu chứng khó chịu trong ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.

Giảm các triệu chứng mãn kinh

Giảm các triệu chứng mãn kinh

Cần tây điều trị bệnh bạch biến, bạch tạng

Bạch biến là tình trạng da mất sắc tố ở một số vùng nhất định trên cơ thể, hình thành các mảng trắng, dân gian Việt Nam còn gọi là bệnh bạch tạng. Furanocoumarins được tìm thấy trong cần tây có thể giúp điều trị căn bệnh này..

Cần tây ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Cần tây là thực phẩm chống oxy hóa và kháng viêm tuyệt vời, đặc biệt là khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, ung thư tuyến tiền liệt.

Hãy sử cùng sử dụng những kiến thức này để tối đa hóa lợi ích của cần tây bạn nhé!

Tham khảo: WebMD

Các bài viết liên quan

×
Call
Zalo
facebook