Nass'Farm
  • 1 quả chanh chứa bao nhiêu vitamin C? 
  • Các loại chanh phổ biến ở Việt Nam?
  • Uống nước chanh lúc nào tốt nhất?

Cùng Nass’Farm tìm hiểu những thông tin xoay quanh loại quả dinh dưỡng này nhé!

1 quả chanh chứa bao nhiêu vitamin C

1 quả chanh chứa bao nhiêu vitamin C

Chanh thuộc họ Cam chanh, khi chín có màu xanh hoặc vàng, đặc trưng bởi vị chua. Quả chanh được sử dụng làm thực phẩm trên khắp thế giới – chủ yếu dùng nước ép của; phần cơm (các múi của chanh) và vỏ cũng được sử dụng, chủ yếu là trong nấu ăn và nướng bánh.

Nước ép chanh chứa khoảng 5% (khoảng 0,3 mol / lít) axit citric, điều này giúp chanh có vị chua, và độ pH của chanh từ 2-3. Chanh có thể sử dụng thay axit cho các thí nghiệm khoa học.

Xem thêm: Uống nước chanh có tác dụng gì?

Thành phần của chanh

Mặc dù chanh là một loại quả có kích thước nhỏ, nhưng chúng lại rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C. Một quả chanh cỡ trung bình khoảng 67 grams có chứa các giá trị dinh dưỡng:

Thành phần của chanh

  • Calo: 20
  • Sắt: 2% RDI
  • Kali: 1% RDI
  • Vitamin C: 22%
  • Canxi: 2% RDI
  • Tinh bột: 7 grams
  • Chất xơ: 1.9grams
  • Thiamine: 2% RDI
  • Vitamin B6: 2% RDI
  • Chất đạm 0.5grams
  • Chất béo: 0.1grams

1 quả chanh chứa bao nhiêu vitamin C

1 quả chanh chứa bao nhiêu vitamin C

Nước ép từ một quả chanh chứa khoảng 30 mg vitamin C, tương đương khoảng 33% trong số 90mg lượng khuyến nghị hàng ngày (RDA) cho nam giới và 40% trong số 75 mg RDA cho nữ giới, theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ. Vitamin C có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, điển hình là những lợi ích dưới đây:

  • Giúp cơ thể bạn chữa lành: Cơ thể chúng ta cần vitamin C để tạo ra collagen, một loại protein quan trọng là một phần của mô liên kết mà cơ thể cần để chữa lành vết thương.
  • Hỗ trợ hệ thống miễn dịch: Vitamin C có thể giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh và chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh.
  • Cải thiện sự hấp thụ sắt: Sắt cần thiết cho các tế bào trong cơ thể bạn tồn tại và phát triển. Dùng nước chanh có thể giúp cơ thể tăng cường hấp thụ sắt, đặc biệt là đối với các vận động viên và những người bị thiếu máu.

Xem thêm: Chanh có tác dụng gì?

Các loại chanh phổ biến ở trong nước

Chanh ta

Chanh ta có quả hình cầu, nhiều nước, khi chín có màu vàng rất đẹp. Chanh ta được ưa chuộng vì mùi vị dễ chịu, chua và đắng nồng, thường được dùng làm gia vị cho thức ăn, đồ uống, mứt cao cấp.

Chanh Tây

Chanh Tây có lượng vitamin C gấp 2 lần so với chanh ta, được sử dụng phổ biến ở ẩm thực Châu u. Chanh Tây khá là to, hình bầu dục, màu vàng rất đẹp. Dần dần, chanh dây càng được dùng phổ biến ở nước ta như là một gia vị nấu ăn hoặc làm nước vắt.

Chanh Tây

Xem thêm: Đắp mặt nạ mật ong chanh

Chanh không hạt

Chanh không hạt hay còn gọi là chanh tứ quý là một giống chanh có nguồn gốc từ Mỹ. Quả chanh không hạt có vị chua nhẹ, vỏ mỏng, nhiều nước; đặc biệt không có hạt nên rất thích hợp làm các loại nước uống.

Chanh không hạt

Chanh giấy

Chanh giấy hiện nay là giống chanh nổi tiếng, được người tiêu dùng rất ưa chuộng nên giá trên thị trường luôn cao hơn các giống chanh khác gấp 1,5-2 lần. Quả chanh giấy có kích thước nhỏ, mùi vị nồng chua hơn và vỏ mỏng hơn.

Xem thêm: Công thức đắp mặt nạ mật ong chanh hiệu quả

Chanh núm

Chanh núm không phải là giống chanh thuần Việt, nó được trồng nhiều tại Hy Lạp, Tây Ban Nha, Nam California. Quả chanh núm hình trái xoan, vỏ dày, có núm ở phía đuôi chanh. Thời gian gần đây chanh núm được mang về trồng tại Việt Nam nhưng chất lượng không tốt bằng, nước rất ít, giá trị kinh tế không cao nên chanh núm không được ưa chuộng.

Chanh núm

Chanh đào

Chanh đào với lớp vỏ mỏng, mùi thơm ngát cùng lớp ruột hồng đào bắt mắt. Vỏ khi chín thường có màu xanh hơi ngả vàng cho đến hồng nhẹ. Vỏ chanh đào khá mỏng nhưng chứa nhiều tinh dầu, vị chua không gắt mà còn khá thơm. Không chỉ dùng để chế biến thức ăn và đồ uống, chanh đào còn có thể làm cây cảnh và có tác dụng làm thuốc nữa nên giá chanh đào cũng rất cao.

Chanh đào

Xem thêm: Lưu ý khi đắp mặt nạ mật ong chanh

Chanh dây

Chanh dây hay còn gọi là chanh leo, khi chín có màu mận tươi, ruột màu vàng có vị chua thanh, hương thơm khá hấp dẫn. Thường được đánh giá cao là một trong những loại trái cây bổ dưỡng chứa nhiều dưỡng chất và các Vitamin cần thiết.

Chanh dây

Chanh Thái

Chanh Thái còn gọi là chanh chúc hoặc chanh trúc. Đây là loại chanh rất nổi tiếng tại Thái Lan, nhờ nó mà món tomyum của người Thái trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Quả chanh Thái có hình thù rất kỳ lạ, quả hơi bầu có nếp nhăn nên nhiều người gọi đây là quả chanh não người. Vỏ quả chanh dày, thịt quả màu vàng xanh, nhiều nước và nước có vị chua the đặc trưng, mùi thơm giữ rất lâu.

Chanh Thái

Vì có thể làm nên những món ăn đúng vị Thái cực ngon nên chanh Thái được xem là một trong những loại chanh có giá khá đắt.

Xem thêm: Uống nước chanh giảm cân không?

Uống nước chanh lúc nào tốt nhất

  • Uống nước chanh giảm cân vào lúc nào?

Sau khi thức dậy: Lúc này dạ dày đang trống rỗng, bạn có thể uống 1 ly nước chanh pha loãng không đường để cải thiện chứng táo bón, làm sạch dạ dày và bổ sung nước cùng với Vitamin C cho một ngày làm việc.

Uống nước chanh giảm cân vào lúc nào?

Sau bữa ăn: Bạn có thể uống 1 ly nước chanh sau bữa ăn (sáng, trưa) khoảng 1,5 – 2 tiếng. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tiêu hóa thức ăn của bạn. Những điều cần biết khi uống nước chanh:

Nước chanh gây rối loạn tiêu hóa, đau bao tử

Phương pháp giảm cân được ưa chuộng là uống một cốc nước chanh vào buổi sáng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên pha một vài giọt nước cốt chanh, không nên lạm dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến dạ dày. Nếu uống quá nhiều, có thể dẫn đến đau dạ dày, rối loạn trào ngược dạ dày thực quản. Vì tính axit như nước chanh có thể gây ợ nóng, buồn nôn và nôn.
Vậy nên, bạn cần pha chanh với nước ấm, thêm vài giọt mật ong hoặc pha thật loãng nước chanh nguyên chất nếu muốn uống không đường.

Xem thêm: Cách giảm mỡ bụng bằng chanh

Người đau dạ dày cẩn thận khi uống nước chanh

Bởi axit trong chanh khi vào dạ dày sẽ gây kích thích dạ dày khiến dịch axit tiết ra nhiều hơn, gây nên chứng ợ chua. Đối với những người đang mắc bệnh về dạ dày không nên uống nước chanh vào buổi sáng hoặc chỉ nên uống 1 – 2 lần/tuần, mỗi lần vài giọt nước cốt chanh.

Người đau dạ dày cẩn thận khi uống nước chanh

Thay vì sử dụng lượng nước chanh nhiều hãy bỏ và ngâm một lát chanh trong một bình nước lớn, vị chanh lúc này rất nhạt, về cơ bản không gây hại cho dạ dày.

Uống nước chanh gây mất ngủ

Vì chanh có một lượng Vitamin C lớn, nhiều axit, vì vậy uống nước chanh trước khi đi ngủ có thể ảnh hưởng đến những người bị loét miệng và dẫn đến đi tiểu nhiều lần. Vitamin C cũng là nguyên nhân gây mất ngủ nên không nên uống nước chanh vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Xem thêm: Cách pha nước chanh giảm cân

Gây ảnh hưởng men răng

Bên cạnh đó, chanh có tính axit cao, việc tiếp xúc thường xuyên có thể làm mòn men răng của bạn, làm vàng răng và cảm giác thô khi bạn chạm vào lưỡi. Vì vậy, một lưu ý là hãy cố gắng uống nước chanh từ ống hút để cắt giảm tiếp xúc với axit trên răng của bạn.

Không pha nước cốt chanh với nước quá lạnh hoặc quá nóng

Nước chanh đá nên hạn chế sử dụng khi bạn quá mệt, có thể gây sốc nhiệt cho cơ thể dẫn đến đau rát cổ họng. Ngược lại, nếu pha với nước nóng có thể làm cho các enzym có lợi trong chanh bị phá vỡ, không đem lại hiệu quả khi uống. Bạn cần pha nước chanh theo từng trường hợp không nên quá nóng hoặc quá lạnh để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.

Xem thêm: Uống nước chanh giảm cân trước hay sau bữa ăn

Sử dụng chanh đúng mức cho người lớn từ 4 quả/tuần và trẻ em từ 2 quả/tuần để đảm bảo sức khỏe.

 

Các bài viết liên quan

×
Call
Zalo
facebook